Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Phân biệt các hình thức quảng cáo CPM, CPC, CPA

Trong các giải pháp quảng cáo trực tuyến hiện nay có rất nhiều cách tính phí thanh toán, phổ biến hiện nay là CPM tính tiền theo hiển thị, CPC tính tiền theo click, CPA tính tiền cho hành động. nhưng tất cả hình thức trên đều là quảng cáo trực tuyến Direct Ads. Nhưng không phải ai cũng hiểu được cách thể loại quảng cáo này khi đặt banner hiển thị, hay quảng cáo trực tuyến trên các website, cộng đồng mạng có lượng truy cập lớn.


3 hình thức tính tiền cho quảng cáo trực tuyến

Dưới đây là sự phân biệt giữa CPM, CPC, CPA


CPM



CPM là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Million hay Cost Per thousand Impression. Đây là loại quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. website của bạn càng có nhiều người xem và số trang mà họ xem càng nhiều thì bạn càng được trả nhiều tiền. Công việc của bạn chỉ là đặt quảng cáo trên website, thu hút thêm nhiều người xem và kiếm tiền mà không phải bận tâm đến điều gì khác.

Chi phí cho mỗi CPM là một trong những chiến lược tiếp thị phổ biến nhất được sử dụng trên mạng Internet cùng với chi phí cho mỗi nhấp chuột (CPC / PPC ) và Chi phí cho mỗi hành động (CPA ) (bao gồm cả CPL và CPS) . Quảng cáo CPM thường được ưa thích bởi các trang web vì họ có thể chắc chắn về doanh thu, họ sẽ tạo ra lưu lượng truy cập trang web của họ, nhưng CPM có thể được so sánh với chiến lược tiếp thị khác nhau bằng cách kiểm tra chi phí hiệu quả cho mỗi ( eCPM ). eCPM thông báo cho trang web những gì họ sẽ nhận được nếu họ bán được vị trí quảng cáo trên cơ sở CPM bằng cách dựa trên tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và / hoặc tỷ lệ Chuyển đổi (CVR ) của chiến dịch



- Ưu điểm: loại quảng cáo này đơn giản, dễ sử dụng và dễ kiếm tiền do bạn không phải làm gì khác ngoài việc đặt quảng cáo trên website cho chúng hiển thị. Các công việc còn lại như tìm kiếm nhà quảng cáo, thống kê thu nhập, thanh toán, … đều do các hệ thống quảng cáo làm. Loại quảng cáo này hầu như đều có thể đặt trên mọi loại blog. Do vậy, bất kể blog của bạn có chủ đề gì, nội dung trên đó ra sao, bạn đều có thể sử dụng loại quảng cáo CPM để kiếm tiền. Nếu như blog của bạn có nhiều người xem thì đây là một loại quảng cáo rất thích hợp và là nguồn thu nhập rất ổn định.



- Nhược điểm: do là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu website của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó. Ngoài ra, một số hệ thống quảng cáo còn yêu cầu mỗi ngày hoặc mỗi tháng bạn phải có tối thiểu bao nhiêu người truy cập hoặc bao nhiêu page view thì mới chấp nhận cho bạn tham gia. Cho nên, nếu bạn có ít người truy cập thì không phải lúc nào bạn cũng tham gia được hình thức quảng cáo này.



CPC



- Giới thiệu: CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là hình hệ thống quảng cáo trả tiền cho từng cú click lên quảng cáo. Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền. Để người đọc click vào quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Bạn cần phải có nội dung phù hợp với quảng cáo, cần phải có vị trí đặt quảng cáo, màu sắc, kích cỡ thích hợp thì mới có được nhiều click. Bạn sẽ phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn nếu muốn kiếm tiền từ CPC.



- Ưu điểm: dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.



- Nhược điểm: phải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định như CPM.



CPA


CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales). Đây là hình thức hiệu quả mạng lại cao nhất và cũng là hình thức trả tiền cao nhất trong các hình thức quảng cáo. Từ quảng cáo này visitor khi truy cập website và thấy doanh nghiệp bạn trên banner hiển thị và click vào banner để đến website và hành động, thao tác trên website đó, các hành động đó có thể trả tiền hoặc không trả tiền theo nhà cung cấp quy định. Các hành động ở đâu có thể là: đăng ký tài khoản, xem trang, đăng ký nhận mail, và mức cao nhất là móc tiền mua sản phẩm
Tính toán CPA = chi tiêu / số hiển thị x CTR x CR. Hãy nói rằng trong từ 20.000 hiển thị, bạn có 5% nhấp chuột (CTR) tới trang đích của bạn (trang web) và 30% trong số 5% này trở thành khách hàng (CR):
$ 200 / [20.000 x 0,05 x 0,30] = $ 0,67 là chi phí mỗi lần có khách hàng mua sản phẩm.


- Ưu điểm: Kiếm được nhiều tiền nhất. Do chúng có yêu cầu cao nhất nên số tiền mà bạn kiếm được từ chúng cũng sẽ cao nhất nếu bạn thực hiện tốt. CPA cũng không hề yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng click nhiều hay ít, mà chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc. Có thể người khác có nhiều người xem hơn bạn, người đọc của họ click vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc trên blog của họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo yêu cầu nhiều như người đọc trên blog của bạn làm thì bạn vẫn kiếm được nhiều tiền hơn họ.


- Nhược điểm: Khó kiếm tiền nhất. Không phải người đọc nào cũng chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ click vào quảng cáo, nếu thấy có ích thì họ còn đọc, nếu không họ sẽ chẳng thèm quan tâm nó là gì. Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra.



Vậy từ những hình thức quảng cáo trả tiền trên tùy theo sản phẩm , dịch vụ, quy mô, chiến lược của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức quảng cáo CPA, CPM, hay CPC.

http://linked.asia/giai-phap-quang-cao-truc-tuyen/ là giải pháp quảng cáo trực tuyến kết hợp  CPC, CPA, CPM rất chuyên nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét